Phone: (+84) 907 489 577
E-mail: dauntless1512@gmail.com

Nạn đói năm 1920 ở Liên Xô: Nông dân buộc phải ăn cả… thịt người

Ngay sau khi Liên Xô trở thành nhà nước cộng sản đầu tiên năm 1920, một nạn đói đã tàn phá nặng nề các vùng nông thôn ở Nga nhưng ít được biết đến. Đó là nạn đói Povolzhye, gây ra cái chết cho hàng triệu người.
Các nạn nhân của nạn đói ở Buzuluk, lưu vực sông Volga, giáp với tỉnh Saratov vào năm 1921-1922. (Ảnh: Getty Images)

Tháng 3/2017 đánh dấu kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng tư sản ở Nga, đã tạo tiền đề cho sự hình thành của chế độ cộng sản ở Nga dẫn đến cách mạng tháng 10 hay còn gọi là cuộc cách mạng Bolshevik. Nhưng chỉ vài năm sau cuộc cách mạng này, một nhà nước tàn ác bậc nhất lịch sử đã xuất hiện.

Ngay sau khi Liên Xô trở thành nhà nước cộng sản đầu tiên trên thế giới năm 1920, một nạn đói đã tàn phá nặng nề các vùng nông thôn ở Nga nhưng ít được biết đến. Đó là nạn đói Povolzhye bắt đầu từ năm 1921-1922 gây ra cái chết cho hàng triệu người và số người bị ảnh hưởng còn nhiều hơn thế.

Khi nạn đói lên đỉnh điểm, những người nông dân đã phải làm một việc tồi tệ không tưởng: Ăn thịt người. Hội Chữ thập đỏ đã trích dẫn một báo cáo của công an Liên Xô năm 1921 như sau, “Hiện tại, những người nông dân đang đào các thi thể lên để ăn”.

“Sau những cánh đồng chết chóc của Thế Chiến 1, các biến động chính trị ở Nga và ở những nơi khác, cũng như bệnh dịch tràn lan đã vắt kiệt sức lực của cả 1 dân tộc, thì mối đe dọa của tình trạng thiếu lương thực đã đặt cuộc sống của khoảng 32 triệu người Nga, Ukraine và Georgia đến bờ vực thẳm. Năm 1921 là năm đỉnh điểm của hỗn loạn chính trị kéo theo sự sụp đổ các dịch vụ y tế lúc bấy giờ, hơn nữa vùng này còn trải qua một đợt hạn hán, dẫn đến nạn đói một nạn đói trên diện rộng”, Hội Chữ thập đỏ cho biết.

Những tấm ảnh được chụp trong giai đoạn đỉnh điểm nạn đói của công nhân và nông dân Nga đang đứng trên 1 đống ngổn ngang các bộ phận cơ thể trẻ em. Rõ ràng, thịt người đã được rao bán trên thị trường chợ đen.

Ít nhất 5 triệu người đã chết trong nạn đói Povolzhye, gây ra do những chính sách khởi đầu của nhà độc tài Liên Xô Vladimir Lenin, người từng nắm mọi quyền hành ở Liên Xô từ năm 1917. Vào thời điểm đó, ông đã chỉ thị quân đội đến cướp bóc thức ăn của nông dân. Đảng Bolshevik của ông tin rằng sự tồn tại của nông dân đã làm lương thực trở nên thiếu thốn và làm suy yếu những nỗ lực chiến tranh của họ.

Tuy nhiên, nạn đói này không nên bị nhầm lẫn với “Nạn đói lớn” Liên Xô, hay còn gọi là Holodomor ở Ukraine, kéo dài từ năm 1932-1933, dưới thời Joseph Stalin khiến nhiều triệu người chết hơn. Như Lenin đã từng nói: “Hãy để nông dân chết đói”.
Những bộ phận thân thể người được bày bán ở Nga trong nạn đói năm 1921. (Ảnh: Getty Images)
Hội chữ thập đỏ cũng có ghi chép lại:

Hàng ngàn ngôi làng đã bị những người dân khốn khổ bỏ hoang. Họ phải bới rác để tìm thức ăn hoặc ở bất cứ nơi nào miễn là có hy vọng tìm được. Họ ăn cỏ cây, đất, vật nuôi … và thậm chí cả thịt người.

Tháng 6/1921, Lenin thừa nhận bi kịch đang hiện ra, và nhà văn Maxim Gorki đã kêu gọi thế giới giúp đỡ. Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ của Liên Xô đã gửi một thông điệp tới Geneva nhấn mạnh tính cấp bách của tình hình.

Theo những nhân viên cứu trợ đến từ Hoa Kỳ và Châu Âu năm 1921, “những tin đồn ghê sợ về xúc xích được làm từ xác người rất phổ biến, dù bị chính quyền phủ nhận. Trong một khu chợ, giữa những người đang chửi nhau, một người đã nghe thấy lời hăm dọa sẽ làm xúc xích người kia”.

Một người khác nói, “Nhiều gia đình đã bị giết chết, cha, ông nội và những đứa trẻ đều bị ăn thịt”.

Các nạn nhân của nạn đói năm 1922.  (Ảnh: Getty Images)
Tổ chức Chữ thập đỏ cho biết thêm, sau đó Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế Gustave Ador và nhà ngoại giao Na Uy Fridtjof Nansen kêu gọi Liên hợp quốc hỗ trợ tài chính. Và trong suốt cuộc họp ngày 6/10/1921, họ đã hơi do dự khi can thiệp vào Liên Xô.

Sau đó, Nansen đã đến thăm khu vực bị nạn đói tàn phá – Volga để xem xét sự tình. Khi trở về, ông nói “19 triệu người đã phải lĩnh cái chết”.

Ông còn đưa ra những hình ảnh cho thấy sự tàn phá để khẳng định lời nói của mình, theo Hội Chữ thập đỏ.

Lenin qua đời vào năm 1924, ngay sau nạn đói, và Stalin lên tiếp quản, trở thành người đứng đầu đảng cộng sản.

Ảnh chụp tại Ukraine trong nạn đói Holodomor đầu những năm 1930 cũng cho thấy sự đau khổ tràn lan.

Ilarion Nyshchenko, một cậu bé ở làng Blahovishchenka, tỉnh Zaporizhzhia, Ukraine, vì đói đã giết em trai 3 tuổi để ăn thịt. (1921-1922). (Ảnh: Getty Images)
Nhà sử học Timothy Snyder tại đại học Yale, người đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng ở Ukraine, ước tính có 3,3 triệu người chết trong nạn đói Holodomor. Tuy nhiên, một số người khác cho biết con số thực tế còn cao hơn nhiều.

Nina Karpenko, một phụ nữ sống trong ngôi làng bị tàn phá bởi chính sách của Stalin đã mô tả hoàn cảnh lúc bấy giờ như sau:

“Có một sự im lặng chết người. Vì mọi người thậm chí không còn ý thức. Họ không muốn nói chuyện hay nhìn bất cứ thứ gì. Họ nghĩ hôm nay người kia chết, và ngày mai sẽ đến mình. Ai nấy đều nghĩ đến cái chết”, Nina Karpenko nói với BBC.

Người ta tin rằng Stalin đã lên kế hoạch cho nạn đói để buộc những người có lập trường chính trị đối lập ở Ukraina phải phục tùng, sau đó đưa họ vào những trại cải tạo lao động kiểu cộng sản.

“Các lữ đoàn quân đội có mặt khắp mọi nơi và cướp đi mọi thứ. Người dân không còn lại gì để làm ngoại trừ việc chết”, Karpenko nói thêm.
Người chết nằm la liệt trên đường. (Ảnh: Getty Images)
Hàng trăm xác chết chất đống tại một nghĩa trang địa phương. (Ảnh: Internet)
Theo The Epochtimes