Phone: (+84) 907 489 577
E-mail: dauntless1512@gmail.com

30 hình ảnh tuyệt vời về Sài Gòn 1920

Những hình do nhiếp ảnh gia Pháp Ludovic Crespin thực hiện vào đầu thập niên 1920 ở Sài Gòn sẽ khiến người xem ngỡ ngàng... 
Nhà hát lớn Sài Gòn.

Những hình ảnh mới công bố về lính Mỹ ở Việt Nam năm 1965

Kết thúc 2012 tạp chí danh tiếng Newsweek của Mỹ chính thức chấm dứt việc phát hành bản giấy sau gần 80 năm liên tục phục vụ bạn đọc trên toàn thế giới để bước qua công nghệ số, tức là phát hành trực tuyến. Trong lịch sử tồn tại của mình, tạp chí này đã đăng tải nhiều bức ảnh quý giá về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Sau đây là những hình ảnh mới được công bố về chiến tranh Việt Nam năm 1965 do phóng viên ảnh Francois Sully của Newsweekthực hiện.
 Những đoàn quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào miền Nam Việt Nam năm 1965

Những bức ảnh kinh điển về chiến tranh Việt Nam của Horst Faas

Horst Faas (1933 - 2012) là một phóng viên Đức, người từng đoạt bốn giải thưởng ảnh nhiếp ảnh, trong đó có hai giải Pulitzer trong sự nghiệp của mình. Ông bắt đầu làm phóng viên từ năm 1956 và được biết đến với những bức ảnh chụp chiến tranh, các sự kiện chính trị, Thế vận hội Olympic... 

Vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Horst Faas là người đứng đầu bộ phận ảnh của hãng thông tấn AP tại Sài Gòn trong gần một thập kỷ, từ năm 1962 cho đến năm 1970. Ông đã nhiều lần có mặt trên các chiến trường miền Nam Việt Nam để ghi lại những khoảnh khắc chân thực của cuộc chiến tranh khốc liệt này. Khi không ở ngoài chiến trường, ông làm việc tại văn phòng của AP ở Sài Gòn.

Horst Faas là người đã hướng dẫn và đào tạo cho nhiều nhà báo trẻ của AP ở Việt Nam. Dưới sự dẫn dắt của ông, các phóng viên ảnh đã ghi lại nhiều hình ảnh kinh điển, trở thành biểu tượng cho sự đau thương trong cuộc chiến tranh mà người Mỹ gây ra trên đất nước Việt Nam như bức ảnh Giám đốc cảnh sát quốc gia Nguyễn Ngọc Loan cầm súng bắn thẳng vào đầu chiến sĩ Việt cộng Nguyễn Văn Lém của Eddie Adams và bức ảnh Em bé napalm của Nick Út.

Xin giới thiệu với độc giả những bức ảnh tiêu biểu về chiến tranh Việt Nam do Horst Faas thực hiện: 
Một người cha ôm xác con trong khi toán lính biệt kích của quân đội VNCH nhìn xuống từ xe thiết giáp, ngày 19/3/1964. Đứa trẻ đã bị chết khi lực lượng VNCH truy đuổi quân du kích trong một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Đây là tấm ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1965 của Horst Faas.

Ngắm vẻ đẹp của 'Hòn ngọc Viễn Đông' qua loạt ảnh tô màu thời Pháp thuộc

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang.

Thương xá Eden nằm ở góc đường Đồng Khởi - Lê Lợi, là biểu tượng trung tâm thương mại của Sài Gòn xưa. Ngoài những quầy bán mặt hàng tiêu dùng sang trọng ở đây còn có cả rạp chiếu phim hiện đại. Ngoài mặt tiền Eden là quán cà phê Givral sang trọng, nơi các nhà báo quốc tế thường ngồi vào trao đổi thông tin. Hiện, tại vị trí này là tòa nhà thương mại Union Square (Vincom B cũ).

Ảnh kỷ niệm 100 năm thảm họa Titanic

Có hai con tàu Titanic. Một là con tàu đã chìm vào năm 1912 và có một con tàu trong trí tưởng tượng mà nó vẫn tiếp tục rong ruổi ngoài khơi sau ngày định mệnh đó và vẫn còn tiếp tục hành trình của nó cho tới tận ngày nay. 
Một cuốn sách ảnh ghi lại số phận con tàu Titanic theo dòng thời gian đã được phát hành vào tháng 4/2012, nhân kỷ niệm tròn 100 năm ngày con tàu bị chìm (4/4/1912 - 14/4/2012).
Tác giả của cuốn sách là ông Michael McCaughan, hướng dẫn viên tại Bảo tàng Dân gian và Giao thông Ulster trong suốt 40 qua và cũng là từng phụ trách giao thông tại Bảo tàng Quốc gia Bắc Ailen. Ông cho biết trong khi cuốn sách là về con tàu, "nó cũng về con người nữa, đặc biệt là những người đã xây dựng nên Titanic." Cuốn sách mang tên "Titanic: Biểu tượng của một thời đại" kết hợp những bức ảnh từ Bảo tàng Ulster với các quảng cáo in thời bấy giờ và các ấn phẩm White Star.

"Titanic là đại diện cho hàng hải thế giới thời Edward," ông Michael McCaughan nói, "nó là về mối quan hệ giữa con người, máy móc và thiên nhiên. Thời Edward là giai đoạn thế giới hiện đại hình thành như chúng ta biết ngày nay. Nó là thời điểm bắt đầu của một thế giới của tốc độ - tốc độ thay đổi, tốc độ truyền thông, đi lại và cũng là mở đầu cho các chuyến bay," ông McCaughan nói.
"Có hai con tàu Titanic," ông McCaughan nói khi tìm cách giải thích vì sao con tàu bị chìm này lại thu hút sự quan tâm chú ý của con người trong suốt thời gian dài như vậy. "Có một con tàu Titanic thật, đó là con tàu đã chìm vào năm 1912 và có một con tàu trong trí tưởng tượng mà nó vẫn tiếp tục rong ruổi ngoài khơi sau ngày định mệnh đó và vẫn còn tiếp tục hành trình của nó cho tới tận ngày nay".
Dưới đây là một số hình ảnh trích từ cuốn sách:

Tàu Titanic là một tàu vượt đại dương chở khách chạy bằng động cơ hơi nước đã đi vào lịch sử ngành hàng hải vì vụ tai nạn hàng hải kinh hoàng và bất ngờ đã xảy ra với nó cũng như những bí ẩn liên quan. Tên chính thức của nó là RMS Titanic (RMS là viết tắt của Royal Mail Ship)

Trẻ em Liên Xô qua ống kính phóng viên Mỹ (1960)

Giới thiệu với độc giả chùm ảnh đặc sắc về trẻ em trong một trường mẫu giáo của Liên bang Xô Viết. Những bức ảnh này được nhiếp ảnh gia người Mỹ Carl Mydans thực hiện vào tháng 12/1960. Ông là một nhân viên của dự án Farm Security Administration, đồng thời cũng là một phóng viên của tạp chí Life.
Đầu thập niên 1960, mức sống Liên Xô được đánh giá là ngang bằng, thậm chí là nhỉnh hơn một số nước phát triển của phương Tây. Trẻ em chính là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ điều này.

Bắc Việt 1973: Những nụ cười lóe lên từ chết chóc

Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 đã chấm dứt trên danh nghĩa sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, người dân miền Bắc bắt đầu thực hiện nỗ lực xây dựng lại đất nước sau những đợt ném bom rải thảm của quân đội Mỹ bằng pháo đài bay B52 vào cuối năm 1972…
Có mặt tại miền bắc Việt Nam trong tháng 3/1973, nhiếp ảnh gia Werner Schulze đã ghi lại nhiều hình ảnh quý giá về công cuộc tái dựng miền Bắc. Xuyên suốt các bức ảnh của ông, người xem có thể cảm nhận được tinh thần lạc quan và hi vọng tràn đầy của quân và dân miền Bắc qua những nụ cười rạng rỡ.
 Những đứa trẻ tại một trường học ở Nghi Tàm (Hà Nội) tỏ ra rất phấn khích khi được một "ông Tây" chụp ảnh.

Những bức ảnh độc về Hà Nội năm 1900

Quán bar của người Pháp, Nhà máy rượu đầu tiên của Hà Nội, chân dung một ông quan... là những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội trong ấn phẩm "Bắc Kỳ năm 1900" xuất bản ở Pháp hơn một thế kỷ trước.
 Bên ngoài một quán bar của người Pháp ở Hà Nội năm 1900.

Những cuộc xâm lược thất bại nổi tiếng trong lịch sử châu Âu

Các đội quân hùng mạnh đã gánh chịu thất bại trong cuộc xâm lược của mình với nguyên do chủ yếu là khinh địch, không chuẩn bị quân nhu, hậu cần chu đáo...
Napoleon Bonaparte

Những bức ảnh màu 100 tuổi về kinh thành Paris

Chúng ta cùng đến thăm Paris những năm đầu thế kỷ XX để xem “kinh đô ánh sáng” của 100 năm về trước khác nay như thế nào qua những bức ảnh màu do các nhiếp ảnh gia Pháp thực hiện, được giới thiệu từ bộ sưu tập của nghệ sĩ Nicolas Pelliciari d'Artois. 

Một khu phố cổ kính nằm trên Đại lộ Saint Germain (1914)

Nông thôn miền Nam trước 1975 qua ống kính lính Mỹ

Trái ngược với hình ảnh hoa lệ của Sài Gòn, các vùng nông thôn miền Nam trước 1975 hiện lên với vẻ nghèo nàn, xơ xác đầy ám ảnh.
Hình ảnh do một lính Mỹ ghi lại trong cuộc hành quân.

 Một con đường làng ở vùng nông thôn miền Nam trước 1975.