Phone: (+84) 907 489 577
E-mail: dauntless1512@gmail.com

Tình thế của một dân tộc vay mượn (bài 2)

Hoà ước Quý Mùi (1883) xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam
Lê Văn Tích
Trở lại với câu chuyện lịch sử, khi nước ta từng bước, đến chỗ hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp (1862 -1883). Có không ít lần, các cuộc khởi nghĩa của “dân đen” làm cho Pháp phải lao đao, khốn đốn (chiến thắng Cầu Giấy hai trận năm 1873 và 1883 làm cho Pháp toan rút chạy, cả hai lần triều đình nhà Nguyễn đều chủ động nghị hòa thương lượng với Pháp,  với “hy vọng” Pháp sẽ rút quân?).
Thay vì triều đình nên “bí mật” bắt tay với dân để cùng đánh Pháp dành lại chủ quyền thì họ lại công khai bắt tay với Pháp, công khai đàn áp các cuộc khởi nghĩa để hòng lấy lòng “thiên triều Pháp quốc”?

Tình thế của một dân tộc vay mượn (bài 1)

 So sánh tình thế của Đại Nam và Việt Nam


“Tìm hiểu lịch sử không chỉ giúp chúng ta hiểu biết về quá khứ mà còn đánh giá đúng hiện tại và, ở một mức độ nào đó, có thể đoán định được tương lai.” Ai đó đã nói đại thể như vậy?
Với tinh thần này, chúng tôi muốn đối chiếu “tình thế Việt Nam” hiện nay với “Lịch sử Đại Nam” cách chúng ta gần 100 năm trước. Có gì đó, các thế hệ Việt Nam hôm nay, soi chiếu như những bài học xương máu mà không nên, không thể lãnh cảm, thờ ơ!
Trước tiên xin sơ lược về hai thời kỳ trên.      
Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý một nước Nam rộng lớn, nhưng không được chấp thuận. Khi nhà Thanh suy yếu, vua Minh Mạng chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839 (có sách ghi là năm 1838). Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945. (1)
Cách mạng tháng Tám, năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập.(2)