– Nguyễn Ngọc Chính
Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều
trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa là một
trong những tác động chính trong việc vay mượn về ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phải
kể đến các yếu tố khác như địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội trong việc hình
thành ngôn ngữ vay mượn.
Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một
“melting pot”, dễ dàng hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Tàu, tiếng
Pháp và cuối cùng là tiếng Anh. Ở đây, xin được bàn về ảnh hưởng của Trung Hoa
mà ta thường gọi nôm na là Tàu cùng những biến thể như Người Tàu, Ba Tàu, Các Chú,
Khách Trú và Chệt hoặc Chệc.
Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870)
giải thích :
“…An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường
đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu,
hàng Tàu, đồ Tàu v.v… Từ
Ba-Tàu có cách giải thích như sau : Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn
cho phép người Hoa làm ăn và sinh sống : vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai), Sài
Gòn-Chợ Lớn, Hà Tiên, từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi
sang An Nam, nhưng dần từ Ba Tàu lại mang nghĩa miệt thị, gây ảnh hưởng xấu…